HỘI THẢO BIỂN ĐÔNG
Thi Sơn
Việt
Nhân dịp này, Nhóm Chủ Biên Bauvinal đã gửi tới Hội nghị, dưới tựa đề “Xung đột trên Biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn”, bộ sưu tập những tham luận của các học giả và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gồm 41 bài và 8 phụ lục cùng nhiều hình ảnh dưới dạng e-book 758 trang. Trong “Lời Bạt”, ông Hồng Lê Thọ (hongletho@gmail.com), thay mặt nhóm Bauvinal (http://bauvinal.info.free.fr và bauvinal.info@gmail.com), “kính mời quí bạn theo dõi qua mạng tập tư liệu nầy và chuyển đến những ai quan tâm đến vấn đề trên” (20.11.2009).
Tính hào phóng quảng đại này thật đáng tán dương. Xin trích dẫn phần chính trong “Lời Dẫn” của tài liệu này:
Hành động bắt bớ ngư dân, giam giữ, đánh đập, cướp dụng cụ đánh cá, xăng dầu và phạt tiền những ngư dân các tỉnh miền trung trong vùng biển thuộc lãnh hải Việt nam không còn là sự kiện ngẫu nhiên, cá biệt mà đã trở thành một sách lược có dụng ý rõ rệt trong việc xác định chủ quyền của TQ trên biển Đông trước công luận quốc tế. Từ tháng 6/2009, các lực lượng hải quân, cảnh sát biển, tuần tra ngư nghiệp đã huy động tàu chiến, tàu tuần ngư cao tốc và các loại tàu giả dạng đánh cá có vũ trang liên tục quần thảo trên biển Đông từ khi TQ có chủ trương sớm “thu hồi” những hòn đảo còn lại thuộc quần đảo Trường Sa bất chấp Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) và những gì TQ đã cam kết về cách ứng xử trên biển Đông (DOC) năm 1992, kể cả việc cứu hộ cứu nạn trong nghề đi biển và đánh cá quốc tế.
Trớ trêu thay, cũng trong quãng thời gian nầy ,vào ngày 17/10/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp và hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Trong cuộc gặp nầy Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định: “Việt
Qua đây có thể thấy rằng hành động và lời nói của phía TQ không đi đôi với nhau, nếu không nói là trái ngược đến phũ phàng. Phải chăng đây là liệu pháp “vừa xoa vừa đánh” mà TQ đang triển khai một cách khôn khéo và có hệ thống để từng bước lấn chiếm và xác lập chủ quyền trên biển Đông bằng cách tạo ra những sự việc “đã rồi” như nhiều nhà phân tích trong tập tư liệu này đã đề cập qua nhiều góc nhìn của tình hình thiếu hụt năng lượng, phát triển kinh tế, quân sự trong chiến lược bành trướng của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán trong thế kỷ 21. Liệu VN phải đối phó ra sao trước một kẻ vừa tự xưng là bạn lại vừa triển khai những hành vi thù địch, ở ngay bên hông nước ta? Nếu những phát biểu vừa qua của hai Thủ tướng được phía TQ tôn trọng và thực hiện nghiêm túc thì may mắn cho người dân nước Việt biết bao! Không còn gì để chê trách mà ngược lại chúng ta sẽ vô cùng biết ơn người bạn lớn hào hiệp và nghĩa khí mà người láng giềng đã chứng tỏ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược.
Nếu chẳng may không là như vậy, tương tự sự kiện đang xảy ra với ngư dân trên biển Đông thì con đường thương lượng ngoại giao song phương có đủ đảm bảo an ninh và chủ quyền của đất nước? Nói khác đi, VN đang cần một sự phối hợp và hỗ trợ quốc tế để đối phó hiệu quả trong vấn đề chủ quyền trên biển Đông qua việc chủ động nhận lãnh vai trò điều phối quyền lợi của các bên và góp phần củng cố an ninh của tuyến đường hàng hải thông thương trên biển Đông với tư cách là người trong cuộc. Với vị thế thuận lợi ở các diễn đàn trên thế giới, làm chủ tịch Hội Đồng Bảo An LHQ (lần 2), và sẽ giữ chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2010, cũng như quan hệ ngày càng gắn bó với các nước trong khu vực và trên thế giới, liệu VN có nên lợi dụng thời cơ nầy để tranh thủ đưa cuộc đàm phán về chủ quyền trên biển Đông ra nghị trường quốc tế?
Việc nghiên cứu những động thái của Trung Quốc cũng như các nước đang tranh giành chủ quyền ở vùng quần đảo Trường Sa là một việc làm vô cùng cần thiết, hi vọng tập tư liệu nầy sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin và dự báo của các chuyên gia trong và ngoài nước.
Vì số trang trên Người Dân rất hạn chế, rất tiếc không có chỗ cho bản mục lục các văn kiện và phụ lục.
Khai mạc hội thảo, đại sứ Dương Văn Quảng, phó giáo sư, giám đốc Học viện Ngoại giao, phát biểu: “Hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế đương đại; nhưng điều đáng quan tâm là những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa nhiều bên liên quan không hề thuyên giảm ở Biển Đông… Phương thức thảo luận của Hội thảo này là thẳng thắn, khách quan, xây dựng và cầu thị… Các đại biểu sẵn sàng chia sẻ những kết quả nghiên cứu chuyên sâu về Biển Đông nhằm góp phần nâng cao không chỉ hiểu biết của giới học giả, mà cả nhận thức của giới hoạch định chính sách và của công chúng về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, để từ đó thúc đẩy nỗ lực của các bên trong khu vực với mục đích duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, vì lợi ích của mỗi bên liên quan và vì hòa bình, an ninh và phát triển của cả khu vực”.
Giáo sư Carlyle Thayer nói với BBC: “Trước thái độ ngày càng mạnh bạo của Tàu tại Biển Đông, chính phủ Việt Nam đã quyết định tăng cường vận động ngooại giao và đây là một trong các sáng kiến của Hà Nội. Tôi nghĩ họ trông đợi hội thảo này sẽ đưa ra được những ý tưởng chung về các hoạt động của Tàu cần được kiềm chế như thé nào, hoặc chuyẻn thành cơ chế hợp tác như thế nào, bởi vậy chủ đề chính của hội thảo là hợp tác. Đây là cách Việt
Giới quan sát nhận định các nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp Biể n Đông chắc hẳn sẽ không làm vừa lòng Bắc Kinh, vốn chủ trương giải quyết bất đồng thông qua đàm phán tay đôi với các nước liên quan.
Giáo sư Kazunime Akimoto thẩm định rằng tất cả các quốc gia Đông á đều liên quan đến Biển Đông. Nếu khu vực này bị một quốc gia nào đó độc chiếm (hàm ý Tàu), tác hại không chỉ xẩy ra cho khu vực mà cả cho an ninh toàn thế giới.
Hội thảo Biển Đông có hai sự kiện hơi lạ: Tuy CSVN là chủ nhà, báo chí trong nước lại không loan tin về hội thảo này. Trong danh sách khách mời có cả học giả Tàu và Đài Loan, điều luôn được coi là “tế nhị”.
Cũng có một sự kiện không lạ. Đó là lời tuyên bố của đại sứ Tàu tại
Một ông Tàu khác, giáo sư Lý Quốc Cường, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sử địa giới, thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Tàu, tuyên bố với BBC: “Chúng tôi muốn thông qua sự giao lưu giữa các học giả của các quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ tìm cách hòa giải bất đồng giữa các nước tại Biển Đông. Muốn đạt được an ninh Biển Đông., cac nươc phải nỗ lực xây dựng lòng tin với nhau. Tuy nhiên, nguy cơ xung đột vũ trang xảy ra tại Biển Đông trong thời đại hiện nay không thể có, có chăng thì chỉ là những và chạm nhỏ… Cuộc hội thảo lần này chỉ mang ý nghĩa “học thuật” và không trông đợi một giải pháp thực sự nào”.
Như thế đã có thể đoán trước được kết quả của Hôi thảo “hoành tráng” Hà Nội tổ chức. Xin hỏi gs Lý: Tàu có đáng tin không? Nhận định chung của các diễn giả tham gia hội thảo là tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông sẽ còn dai dẳng trong hàng chục năm sắp tới đây. Theo hãng tin Đức DPA, ông Nazary Khalid, chuyên gia cao cấp thuộc Học viện Hàng hải Mã Lai á, thừa nhận là các nhà nghiên cứu đã phải chấp nhận thực tế là “có thể đến chết họ cũng chưa thấy được có giải pháp cho một số vụ tranh chấp“.
Cũng theo DPA, Việt
Khốn nạn hơn nữa là đúng lúc cuộc Hội thảo khai mạc ở Hà Nội thì Tân Hoa Xã đưa tin vê
Đài Tiếng Nói VN Tự Do nhận định: “Khác với thái độ im lặng hay lên tiếng nhẹ nhàng như trong quá khứ, đây là lần lên tiếng tương đối mạnh bạo và nhanh chóng của nhà cầm quyền Hà Nội trước việc TQ vi phạm chủ quyền vùng Biển Đông thuộc Việt Nam”.
Phải chăng đây là dấu hiệu báo trước một cuộc tranh chấp vũ trang?
Các học giả Ian Storey (Tân Gia Ba) và Clive Schofield (Úc) mới đưa ra một báo cáo mang tính học thuật cho thấy một viễn cảnh ảm đạm: “Xung đột không phải là không thể tránh khỏi ở Biển Đông, nhưng nếu các xu hướng hiện nay tiếp tục, thì những tranh chấp về chủ quyền và tài nguyên sẽ là nguồn gia tăng xung đột giữa các quốc gia có khả năng lan thành sự đối đầu quân sự”.
Đe dọa của Bắc Kinh đã gia tăng năm ngoái khi ExxonMobil bị Tàu ép phải hủy bỏ thỏa thuận thăm dò dầu khí với Việt
Greg Torode trên tờ South China Morning Post ngày 24.11.2009 bình luận:
“Sau chuyến viếng thăm kém nhiệt huyết một cách có chủ đích của TT Mỹ Barack Obama tới Tàu, có thể thấy rõ là chính quyền của ông đang đặt niềm tin vào việc hợp tác thay cho đối đầu vì họ cảm nhận đó là cách vượt qua mối quan hệ ngày càng phức tạp với Bắc Kinh… Liệu cách tiếp cận mềm mỏng này có thực sự hữu ích khi quan hệ Mỹ Tàu bị thách thức bởi phần nào những khủng hoảng đang tấn công mối quan hệ đó theo định kỳ? Và phép thử lớn tiếp theo sẽ nổi lên ở đâu và như thế nào?… Cả Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại Giao đã âm thầm nhưng chủ ý lắng nghe những cảnh báo gần đây về các hoạt động của Tàu như nguyên nhân gây căng thẳng và chạy đua trên tuyến đường biển chiến lược và tranh chấp kéo trở lại thành điểm nóng lần đầu tiên trong nhiều năm. Việc hoàn thành căn cứ hải quân nước sâu trên đảo Hải Nam và khẳng định ngoại giao đang gia tăng của Bắc Kinh về tuyên bố lịch sử quyết định (kéo dài) của nó đối với hầu như toàn bộ Biển Đông đã thực sự dập tắt những nỗ lực ngọai giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á trong việc làm dịu bớt những căng thẳng. Bắc Kinh cũng đã chính thức hóa đưa ra những phản đối về họat động do thám thông thường của quân đội Mỹ trong vùng, khi tàu hải quân Mỹ khẳng định họ sẽ tiếp tục thực thi quyền được tiến hành các nhiệm vụ đó”.
Liệu TT “hiếu hòa” Obama có dám chơi khăm đặt giải Nobel Hòa Bình vào tình thế khôi hài bằng cách mặc nhiên hay công nhiên tuyên chiến — dù là chiến tranh lạnh — với Tàu không? Nếu ông dám thì Biển Đông sẽ có biến động lớn. Nếu ông không dám thì kể như Biển Đông dứt khoát là ao nhà của Tàu. Đằng nào thì dân VN cũng lãnh đủ.
Biển Đông là lãnh hải của nước ta từ ngàn xưa mà sao chủ quyền lại tùy thuộc vào không Tàu thì Mỹ? Nhớ lại sau khi Thế Chiến II kết thúc (1945), quân Pháp chạy đã xa, quân Nhật đầu hàng, VN thu hồi chủ quyền, lòng dân muôn người như một, khí thế yêu nước bừng bừng tưởng như không một kẻ thù nào dám bén mảng cướp một tấc đất tổ tiên để lại. Trai tráng tự nguyện “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu, xếp bút nghiên coi thường công danh như phù vân… một lòng vì dân ta liều thân”. Các cụ già tay run rẩy tháo từng chiếc nhẫn vàng, từng đôi khuyên bạc bỏ vào thùng vàng không cần cho ai biết tên tuổi, những tưởng là để góp phần xây dựng Tổ Quốc.
Thảm thương cho cả dân tộc là Hồ Chí Minh và bè lũ đã lật lọng phản bội tất cả để bây giờ dân “liều thân” chống Nhà nước, Nhà nước coi dân như kẻ thù. Hai bên chỉ chăm chăm lo đối phó lẫn nhau không còn hơi sức chống ngoại xâm, phải khiếp nhược chịu mọi áp đặt của ngoại bang.
Trăm cái Hội Thảo Biển Đông cũng khó mà gỡ được cái thế kẹt mất nước.
Nghìn cái Hội Thảo Biển Đông không bằng một Hội Nghị Diên Hồng, “Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến! Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển… Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? Quyết Chiến!… Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? Hy Sinh!”
Khốn nhưng CSVN vốn rất mực yêu nước thưong nòi theo kiểu hồ cáo, tất cả những ai mới có ý định hy sinh là chúng đã đem “cất” kỹ vào tù để khỏi uổng mạng.
Vậy bây giờ “Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?”: Mở Hội Thảo Biển Đông!