HU JINTAO CITY Ở ĐÂU? – Tịnh Tâm

 

 

HU JINTAO CITY Ở ĐÂU?

Tịnh Tâm

Theo thống kê mới nhất đăng trên British Medical Journal, năm 2005, dân Tàu dưới 20 tuổi có 32 triệu trai nhiều hơn gái; ở nông thôn cứ 100 gái thì có 126 trai. 32 triệu thanh niên Tàu ế vợ, phần lớn thất nghiệp, sẵn sàng sang các nước khác, vừa kiếm cơm vừa kiếm vợ. VN đang bị cái nạn Tàu trốn sang ở lậu, làm lậu, còn lộng hành hành hung cả dân địa phương.

Bản tin của VietnamNet, nhan đề “Việt Nam đối diện nguy cơ nhập cư bất hợp pháp”, ghi lời ông Bùi Quốc Thanh, phó cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao CSVN, nói trong một cuộc hội thảo giữa VN và Liên Âu về di cư,tổ chức ngày 22.6.2009 tại Hà Nội: “Cùng với quá trình mở cửa, ViệtNam đã dần trở thành một nước tiếp nhận di cư và bắt đầu phải đối mặt với nguy cơ nhập cư bất hợp pháp…”

Không nói rõ ai nhập cư bất hợp pháp nhưng phần lớn chỉ có Tàu chứ còn ai vào đấy nữa.

Báo trong nước trích nguồn tin từ Bộ Công An cho hay hiện có trên 35.000 lao động Tàu làm việc tại ViệtNam. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời thiếu tướng Đặng Thái Giáp, cục trưởng Cục Công tác chính trị, Tổng cục Xây Dựng Lực Lượng, thuộc Bộ Công An nói: “Trên thực tế vẫn có một số lao động chui chưa thể thống kê hết… tập trung ở một số địa bàn trọng điểm như tp Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và miền Trung… Tình hình lao động TQ, nhất là sô lao động phổ thông, tự phát nhập cảnh vào VN với nhiều lý do khác nhau như du lịch, thăm thân nhân… rồi tìm cách gia hạn để cư trú trái phép, làm ăn lâu dài tại VN có xu hướng ngày càng gia tăng và khá phức tạp”

Thống kê chính thức nói 30% trong số 50.000 người nước ngoài làm việc ở Việt Nam là ở dạng bất hợp pháp, phần lớn vào bằng đường visa du lịch. Phan Quốc Thái, một viên chức ở Cục quản lý Xuất Nhập Cảnh Bộ Công An, nhận định rằng việc quản lý “không giống ai”.

Trong kỳ họp quốc hội vừa rồi, khi bị chủ nhiệm Ủy ban Các Vấn đề Xã Hội của Quốc hội Trương Thị Mai chất vấn, bộ trưởng bộ Lao Động Nguyễn Thị Kim Ngân bác bỏ phê phán rằng bộ của bà chịu trách nhiệm chính cho tình trạng gia tăng lao động nước ngoài bất hợp pháp: “Nếu tôi nói trách nhiệm của Bộ LĐ-TB và XH thì làm sao tôi sửa được vì tôi không cấp giấy phép cho ai vào đây hết”. Đại đa số vào ViệtNambằng visa du lịch rồi ở lại làm việc luôn. Thế là bộ Lao Động có cớ đổ lỗi cho bộ Nội Vụ, bộ Nội Vụ đẩy qua bộ Ngoại Giao. Rốt cuộc chẳng biết lỗi về đâu. Khi bắt được người nước ngoài, chủ yếu là Tàu, ở lậu, làm lậu thì chỉ có biện pháp phạt. Thứ trưởng bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội Nguyễn Thanh Hòa thừa nhận: “Do nhiều nguyên nhân, hiện chúng ta vẫn chưa xử lý nghiêm vấn đề này. Chưa có ai bị trục xuất” mà thường chỉ là xử phạt hành chính.

Chánh thanh tra Bộ Lao Động Nguyễn Văn Tiến  nói rằng: “Thông thường họ làm việc được ba tháng mới xin giấy phép. Có những lao động gần kết thúc hợp đồng mới xin phép. Khi phát hiện có lao động làm việc không giấy phép, chỉ phạt hành chính và kiến nghị chủ sử dụng xin phép cho người lao động”.

Theo báo Tuổi Trẻ, tỉnh Lâm Đồng xử phạt 45 triệu đồng 6 nhà thầu Tàu là đối tác của China Aluminium International Engineering Co. (Chalieco) tham gia dự án xây dựng một nhà máy nhôm ở Tân Rai, Tây Nguyên, bị cáo buộc đã đưa nhiều người Tàu tham gia dự án bằng visa du lịch. Có 570 công nhân Tàu làm việc cho dự án này nhưng nhà thầu mới chỉ xin cấp phép cho 250 công nhân nước ngoài. Chalieco bị tỉnh Lâm Đồng phạt 45 triệu đồng. Phó bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Lê Thanh Phong, một đệ tử của tt Nguyễn Tấn Dũng, thú nhận, “Do quan hệ quốc tế của hai bên, không phải muốn làm gì cũng được”.

Không biết có phải “quan hệ quốc tế” là như thế này hay không?

Theo nguồn tin cao cấp từ giới lãnh đạo đảng CSVN vừa được tiết lộ và kiểm chứng qua một số thành viên ngoại giao đoàn tại Hà Nội thì từ tháng 10.2008, nhà cầm quyền Tàu, qua mạng lưới ngân hàng ngoại vi của họ, đã chuyển nạp vào hệ thống kinh doanh của gia đình thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tổng cộng hơn US$150 triệu. Vẫn theo nguồn tin mà Radio Chân Trời Mới nhận được thì đây là món tiền để trao đổi với việc ông Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận và tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch khai thác Bô-xít Tây Nguyên tại 2 địa điểm hiện nay là Đắc Nông và Tân Rai, bất kể các phản đối từ công luận và thành phần chuyên gia công nghệ, quân sự Việt Nam.

Cũng do “quan hệ quốc tế”, thợ Tàu sang VN muốn làm dơi, làm chuột gì thì làm.

Phó giám đốc Sở Lao động-Xã Hội Đồng Nai Lê Duy Tín cho biết, từ đầu năm 2008 đến nay, sở này phạt tiền 20 doanh nghiệp vi phạm tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài. Hiện 200 lao động phổ thông Tàu vừa bị thanh tra lao động thuộc Sở LĐ-TB & XH Đồng Nai phát giác là “lao động chui” tại công trường xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh (xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai). Mức xử phạt là 5 triệu đồng/người và buộc phải hồi hương.

Theo tin báo Tiền Phong ngày 25.6.2009, Nguyễn Hữu Tám, trưởng CA xã Phước Khánh, cho biết toàn xã này có khoảng trên 300 công nhân Tàu, trong đó cty Công Thanh 275 người, cty hóa dầu AB hơn 30 người. Tuy nhiên, ông cho rằng, đây là con số thông qua khai báo tạm trú tạm vắng, còn con số thực không thể biết, bởi có nhiều công nhân chui. Số công nhân trên hay gây sự đánh nhau và cứ đến cuối tuần, họ lại thuê xe lên trung tâm xã Phước Khánh cách hai cây số để vui chơi và quậy. Đã có trường hợp chạy xe chở ba, không nón bảo hiểm, chạy ẩu tông vào người đi đường rồi bỏ chạy. Khi bị dân chặn xe lại, họ hùng hổ đuổi đánh dân, gây náo loạn (Việt Báo ngày 26.6.2009).

Tình trạng công nhân Tàu quậy phá xẩy ra ở khắp nơi chúng tụ tập.

Cuối năm ngoái, tại khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), một công nhân Tàu làm việc tại nhà máy xi măng Nghi Sơn say rượu vào quán của anh Nguyễn Văn Len ở thôn Bắc Hải, xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, mua thuốc lá, do bất đồng ngôn ngữ đã đập bàn ghế, xé bao thuốc lá rồi quát tháo chị Lê Thị Nghị, vợ anh Len. Vừa lúc đó anh Len về, túm tay vị khách ngang ngược này đẩy ra khỏi quán. Bất ngờ anh Len bị hắn quay lại túm tóc đánh ngay tại quán của mình. Anh Len và người nhà chống trả lại, tên thợ Tàu chạy về khu tập trung kéo thêm 40 thợ Tàu đến. Sau đó, gần 200 thợ Tàu nữa cầm ống nước, gậy gộc lái xe tải từ công trường ra, lấy đèn rọi vào nhà anh Len đập phá, đánh bị thương nhiều người trong gia đình anh. Người bị đánh trọng thương nặng nhất là Nguyễn Văn Đen, em trai anh Len, nghe tin nhà anh trai bị lao động Tàu đập phá, đi xe máy đến thì bị 5-6 lao động Tàu đánh tới tấp, đập nát xe, mũ bảo hiểm, khiến anh bị gãy tay, chân và phải khâu 16 mũi trên trán, đầu. Hàng xóm can ngăn cũng bị rượt đánh. Trong khi đó, công an địa phương tránh né và báo chí để tới nửa năm sau mới loan tin.

Lê Thị Nhung từng làm phiên dịch tại công trình xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn cho biết hiện tại số lao động Tàu có mặt tại đây vào khoảng từ 600 đến 700 người, trong đó có người đem theo cả vợ sang. Nhưng, trả lời VietNamNet, trưởng phòng quản lý doanh nghiệp và lao động Lê Tuân của Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Nghi Sơn cho biết, theo con số nhà thầu xây dựng báo với nhà máy xi măng Nghi Sơn, thì chỉ có 326 lao động Tàu, 98 được cấp giấy phép, số gia hạn giấy phép lao động là 135, còn lại 93 lao động chưa được cấp giấy phép, “Còn thực tế, có người sang  du lịch rồi ở lại tìm việc hay không thì Ban Quản Lý không thể nắm được”.

Thợ Tàu còn đem luật giang hồ rừng rú ra áp dụng. Chúng vào nhà hàng Đồng Thúy, thôn Bắc Hải ôm tivi ngang nhiên bước ra trước sự bất lực của chủ quán. Ông Hoàng Văn Chung, trưởng CA xã Hải Thượng, cho biết: “Chúng tôi chỉ nghe người dân kể lại sau khi ngồi uống cà phê ở nhà hàng về, vì mất điện thoại, công nhân Tàu quay lại quán tìm không thấy nên đã ôm tivi của nhà hàng đi” nhưng ông cũng “đại xá” cho thợ Tàu để được yên thân.

Dân dưới bảo vệ của ông cứ việc… tức thì chết đi.

Báo nhà nước kể: “Vào ngày 24.4.2009, nhà thầu Tàu bắt được 2 đối tượng là dân địa phương trộm cắp sắt.KhiCAxã Hải Thượng và CA đồn Nghi Sơn đến nhận người để điều tra thì họ không giao người mà đòi giữ lại xử lý riêng. Công nhân Tàu còn bao vây xe ô tô của đồn CA Nghi Sơn một tiếng đồng hồ rồi mới cho đi”. Ngày 26.4.2009, khoảng 30 công nhân Tàu đã kéo đến ban điều hành nhà thầu Hà Nội đánh một công nhân của nhà thầu này và còn yêu cầu bồi thường.

Hiểm họa quan trọng nhất là thầy thợ Tàu kéo sang có vẻ muốn “cư trú lỳ”.

Ở Hải Phòng, xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, có “làng Tàu” với hàng trăm nhà hàng, nhà nghỉ, quán karaoke, massage… nằm dọc gần chục cây số từ thị trấn Núi Đèo đến xã Minh Đức, gắn biển chữ Tàu khiến người đi đường tưởng đang “phi lạc sang Tàu” nhưng do các cô gái Việt phục vụ. Xã Tam Hưng, cũng thuộc huyện Thủy Nguyên, có “khu ổ chuột” với cả nghìn lao động Tàu sang VN theo con đường “tiểu ngạch” nghĩa là không có hộ chiếu, thường xuyên tổ chức đánh bạc, gây xô xát xích mích với thanh niên địa phương, nhiều người sống cặp với các cô gái người Việt như vợ chồng. Họ sang làm việc cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng.

TrưởngCAxã Tam Hưng Lại Thế Minh nói: “BanCAxã chưa một lần đi kiểm tra giấy đăng ký tạm vắng tạm trú của lao động nước ngoài cư trú tại địa phương trong thời gian thi công công trình nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Lý do vì lực lượng công an xã quá mỏng (14 cán bộ CA phụ trách địa bàn 10 thôn trong xã), lực lượng lao động người nước ngoài quá đông và… bất đồng ngôn ngữ!”.

Các cán bộ CA còn đợi gì mà không đi học tiếng Tàu?

Một số tin tức ghi lại trong nội một số báo Làng 539 ngày 24.4.2009 còn bi đát hơn:

“Trả lời đài BBC hôm thứ Năm, 16.4, tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm, phó chủ tịch Tổng Hội Xây Dựng VN, cho biết… ‘Họ mang không những nhân công mà cả vật liệu của mình vào VN. Những loại vật liệu như xi-măng, sắt thép ở VN đều có, và có thừa nữa là đàng khác… Tôi được biết nhà thầu TQ [Tàu] ra nước ngoài có nhận được một số trợ giúp của chính phủ, chẳng hạn về thuế. Thí dụ một quy định về nhận thầu xây dựng ở nước ngoài của TQ nói nếu cty TQ mang được lực lượng lao động và công trình sử dụng được ít nhất 30% nguyên vật liệu của TQ, thì họ được miễn thuế’(trang 10).

Theo chú thích của một bức ảnh đăng trên báo Tuổi Trẻ ra ngày 16.4.09, tập đoàn điện khí Đông Phương (Dong Fang) Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đã đặt tên cho một con đường ở đây là Dong Fang Road.

Cũng theo tờ Tuổi Trẻ, toàn bộ các con đường xung quanh công trình này đều được nhà thầu TQ đặt theo tiếng Hoa” (trang 18).

Tàu đặt tên Tàu cho những con đường Việt Nam còn chưa nguy hại bằng Tàu xây “Đô Thị Hoa Kiều” trên lãnh thổ Việt Nam, như đô thị Nam Hoàng Đồng I ở phía bắc tỉnh Lạng sơn. Dự án này rộng 51 mẫu tây, do cty SX & TM Lạng Sơn có ông Hồ Phi Dũng làm giám đốc cùng 2 công ty liên doanh của Tàu có tên VN là Cty Khai phát Trí nghiệp Hậu Nguyên và cty Thương mại Thành Bá (Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây) làm chủ trên giấy tờ nhưng thực tế do Tàu bỏ tiền ra xây dựng, khai kinh phí chỉ có 500 tỷ đồng để khỏi phải qua Quốc Hội. Việc xây dựng Đô Thị này nhằm thực hiện Quyết định số 55 ngày 28.4.2008 của thủ tướng CP về phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn và chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn thi hành.

Ngày 25-8-2008, hai phía đã cắt băng khai trương để tiến hành xây dựng, dự trù hoàn thành vào 2013.

“Dự án gồm các khu công nghiệp, thương mại lớn, khu nhà ở kiểu mẫu, dịch vụ ẩm thực, vui chơi, giải trí, y tế, giáo dục. Dự án theo xu hướng thiết kế hiện đại gồm 6 khu vực công năng đầy đủ thỏa mãn nhu cầu phát triển của một thành phố lớn, bên cạnh đó có 6 quảng trường theo các chủ đề khác nhau mang sắc thái văn hoá bản địa”.

Ai sẽ làm ăn, buôn bán ở các khu công nghiệp, thương mại? Ai sẽ ở trong khu nhà kiểu mẫu? Ai sẽ có tiền đến ăn uống, vui chơi và giải trí ở đây?

Có thể tìm được câu trả lời trong bài phóng sự của Thiên Thư trên báo Người Việt ngày 29.7.2009 mang nhan đề “Từ mũi Sa Vĩ nhìn về Móng Cái: Trung Quốc làm chủ, ViệtNamlàm thuê”:

“Móng Cái cũng như nhiều thành phố vùng giáp biên khác, nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại, khách sạn, khu vui chơi giải trí được đầu tư bởi các công ty, tập đoàn lớn của Trung Quốc. Một trong 2 khu giải trí, kinh doanh lớn nhất thành phố trẻ Móng Cái là của công ty Hồng Vận và công ty liên doanh Hải Ninh-Lợi Lai. Như nhiều nhà đầu tư Trung Quốc khác, 2 công ty này được thuê đất 50 năm với nhiều loại hình kinh doanh như sòng bạc, khách sạn, sàn nhảy, dịch vụ, mua sắm hàng hiệu (nhái), cửa hàng đồ ăn Trung Quốc. Cuối tuần, khách du lịch từ Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan đến Móng Cái nghỉ ngơi rất đông, các nhà hàng, khách sạn cho đến sân golf dường như hoạt động hết công suất. Tất cả tiền đều chảy vào túi chủ Trung Quốc, chẳng có thứ gì của Việt Nam được tiêu dùng, trừ những người phục vụ luôn là người Việt Nam biết hai thứ tiếng.

Một ông lão ở làng chài nhìn thời vận mà thốt lên, ‘Danh nghĩa là đất của mình nhưng Trung Quốc đã thuê trong 50 năm tới, không chỉ Trà Cổ, Móng Cái, mà cả cái tỉnh Quảng Ninh này, từ cái sân golf, khách sạn, các khu trung tâm mua sắm, quảng trường, cho đến cái quán ăn vỉa hè đều có chủ là người Trung Quốc. Sống trên đất Việt nhưng người Việt chỉ là kẻ làm thuê lại phải tiêu dùng mọi thứ hàng hóa của Trung Quốc thì có đau không, có lo không?’”

Thưa cụ, đau thật và cũng lo thật.

Bao giờ thì Móng Cái đổi tên là Mao Tse-Tung city, Lạng Sơn là Deng Shao Ping City, Hà Nội là Hu Jintao City?