Chính Phanxicô Xaviê đã thúc giục vua Bồ Đào Nha, John III, lập tôn giáo pháp đình ở
Dòng Tên đến Viêt
Năm 1649 Đắc Lộ về Ba-lê thành lập Hội Thừa Sai (Societé des Missions Etrangères) để khuyến khích các nhà truyền giáo người Pháp đến vùng Viễn Đông. Vì thế, các giáo sĩ người Pháp ngày càng gia tăng. Theo Đào Duy Anh, tác giả quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, vào năm 1680 GH Công Giáo VN cho rằng có đến 600.000 giáo dân ở Đường Trong và 200.000 ở Đường Ngoài. Các con số này dường như cao hơn thực tế vì, theo Lm Phan Phát Huồn, một sử gia Công Giáo, sau hơn một thế kỷ, số giáo dân trong toàn quốc không quá 320.000.
Cuối tháng 3.1993, hội Khoa Học Lịch Sử CSVN đã tổ chức một hội nghị tưởng niệm 400 năm ngày sinh của Alexandre de Rhodes tại hội trường Bảo Tàng Viện Cách Mạng, khôi phục tên đường Alexandre de Rhodes tại Saigon, và cho dựng lại tấm bia đá kỷ niệm mang tên ông tại khuôn viên Thư Viện Quốc Gia ở Hà Nội. Đắc Lộ không được phong thánh, nhưng ông có phụ tá giảng giáo lý (catechist) người Việt Nam mà ông đã chuyển hóa thành Kitô hữu, đặt tên thánh là Andrews, thu nhận làm đệ tử ruột, nhưng bị xử tử ngày 26.7.1644 tại Quảng Nam lúc mới 19 tuổi, chính ông chứng kiến, thủ cấp được đem sang Macao, sau chuyển về đại bản doanh Dòng Tên tại La Mã. Andrews được Gh John Paul II phong thánh ngày 19.6.1988 cùng với 116 vị tử đạo khác tại Việt
Ngày 7.10.2008, lần đầu tiên một tu sĩ Dòng Tên người VN được tấn phong giám mục. Đó là Cosma Hoàng Văn Đạt, sinh ngày 17.6.1948, được Gm Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGM Việt Nam, tấn phong và nhậm chức Gm giáo phận Bắc Ninh.
Theo Lm F. X. Nguyễn Thanh Hoài, S.J., các thừa sai Dòng Tên vẫn cho bổn đạo bày tỏ lòng tôn kính tổ tiên theo tập tục đã có, như cúng giỗ, ngay cả việc bày đồ cúng, đốt hương nhang trên phần mộ, tôn kính Khổng Tử, lập bàn thờ Thiên, giữ trang trong nhà và các phong tục khác, chỉ sửa đổi và loại bỏ những gì thật sự là mê tín dị đoan và buộc các bổn đạo luôn chỉ tôn thờ một Đức Chúa Trời mà thôi, còn những vị khác, chỉ là tôn kính, tưởng nhớ với lòng hiếu thảo theo tinh thần gia đình, xã hội và dân tộc. Nhưng nhiều nhóm truyền giáo khác, nhất là nhóm thừa sai
Chú thích của Tác giả
[1]. Ngoài Đắc Lộ ra, những người có công tạo ra và hoàn tất chữ Quốc Ngữ là Francisco de Pina (1585-1625), Cristosforo Borri (1583-1632), Gaspar d Amaral (1592-1646), Antonio Barbosa (1594-1647), Filipo Marini (1608-1682), Bento Thiện (1614-1686), Igesicô Văn Tín (cùng thời với Bentô Thiện), Franơois Deydier (1634-1693), Pierre Langlois (1640-1700), Loren Huỳnh Lâu (1656-1699) Marin Labbé (1648-1723), Pigneau de Béhaine (1741-1799), Felippe do Rosario Bỉnh (1759-1833), Jean-Louis Tabert (1794-1840), Philiphê Phan Văn Minh (1815-1853), Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898), v.v.
[2]. Tôi đã đọc ở đâu không nhớ, mẹ Chúa Trịnh đã có ý định theo Công Giáo nhưng khi vị truyền giáo cho biết cha mẹ, tổ tiên bà vì không chịu phép rửa tội hiện đang ở hỏa ngục. Bà tức giận cái đạo bảo tổ tiên bà là ma quỷ, ra lệnh cho con — có lẽ là Thành Tổ Triết vương Trịnh Tùng (1570-1623), con Thế Tổ Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm (1545-1570) và Ngọc Bảo, con gái Nguyễn Kim hay con là Văn Tổ Nghị vương Trịnh Tráng (1623-1652) — cấm đạo và đuổi hết các nhà truyền giáo.